Việc chuyển sang dùng các nguồn nguyên liệu tái tạo sẽ góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy nền kinh tế. tại các nước khu vực châu Á.
Theo thống kê, hơn một nửa lượng rác nhựa thải ra đại dương đến từ 5 quốc gia châu Á. Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Á đang tăng tốc trong việc giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa.
Phát triển bền vững trên tiêu chí bảo vệ môi trường đang là một chủ đề nóng trên toàn cầu. Ở Nhật Bản, số lượng bao bì nhựa thải ra tính trên đầu người đang cao thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ.
Giải quyết ô nghiễm rác thải nhựa là một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới hiện nay. Trên toàn cầu, có khoảng 360 triệu tấn nhựa mới được sản xuất mỗi năm và có tới 12,7 triệu tấn rác thải nhựa rò rỉ ra đại dương, gây tác hại to lớn tới môi trường và đa dạng sinh học. Chỉ có ít hơn 10% số lượng nhựa sản xuất ra được đem đi tái chế.
Các quốc gia châu Á là một trong những nguồn gây ô nhiễm rác thải nhựa trên biển lớn nhất thế giới. Hơn một nửa lượng rác nhựa thải ra đại dương đến từ 5 quốc gia châu Á. Nguyên nhân cho sự phổ biến của nhựa đến từ đặc tính rẻ và bền, cùng tính thuận tiện khi sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Việc chuyển sang dùng các nguồn nguyên liệu tái tạo để góp phần bảo vệ môi trường là điều có thể thấy rõ, nhưng các loại vật liệu này thường có giá cao hơn các sản phẩm làm từ nhựa. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp tập trung vào vấn đề cắt giảm chi phí hơn là chịu trách nhiệm về môi trường.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Á đang tăng tốc trong việc giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa. Ấn Độ và Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận và lên kế hoạch thực hiện các sáng kiến nhằm hạn chế lượng đồ nhựa dùng một lần. Chính phủ Nhật Bản gần đây đã tuyên bố rằng tất cả các nhà bán lẻ, bao gồm siêu thị và cửa hàng tiện lợi, phải tính phí cho túi nhựa từ mùa hè tới.
Chính phủ Nhật Bản tuyên bố tất cả nhà bán lẻ phải tính phí cho túi nhựa từ mùa hè tới. Nhiều nỗ lực hạn chế đồ nhựa khác đang được nhắm tới doanh nghiệp như yêu cầu họ tham gia quy trình tái chế đồ nhựa.
Nhiều nỗ lực hạn chế đồ nhựa đang được nhắm vào hướng doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc ra các quy định yêu cầu họ phải tham gia vào các quy trình tái chế đồ nhựa hoặc cấm buôn bán các mặt hàng nhựa dùng một lần.
Một phương pháp khác thường được các chính phủ áp dụng là áp phí túi nhựa. Quy định này đã được áp dụng tại Úc và giúp giảm 80% lượng túi nhựa được sử dụng.
Nhưng trong nhiều trường hợp. việc thay đổi thói quen người tiêu dùng có thể mang lại hiệu quả hơn cả. Trên thực tế, người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc xoay chuyển tình hình bởi họ có sức ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Họ có thể thay đổi thói quen tiêu dùng và hỗ trợ các doanh nghiệp đang áp dụng sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Bằng cách hỗ trợ các thương hiệu đi đầu với các giải pháp mang tính bền vững, chẳng hạn như bao bì có thể phân hủy, người tiêu dùng có thể gây áp lực lớn hơn cho các chủ sở hữu thương hiệu và doanh nghiệp khác để áp dụng các lựa chọn thay thế đồ nhựa. Bởi trong bất kể lĩnh vực kinh doanh nào đi nữa thì năng lực cạnh tranh trên thị trường vẫn là mục tiêu quan trọng của nhiều doanh nghiệp.
Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là sự hợp tác của BioPak – một doanh nghiệp sản xuất bao bì thân thiện với môi trường – với công ty giao thực phẩm Deliveryoo. Điều này sẽ thay thế các bao bì nhựa dùng một lần bằng các lựa chọn thay thế dễ phân hủy hơn cho các hoạt động giao đồ ăn tại Singapore. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm lượng nhựa thải ra môi trường vì dịch vụ giao đồ ăn thường được nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi của nó.
Một tương lai không có rác thải nhựa chỉ thành hiện thực khi có sự đồng lòng từ cả 2 phía là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cùng với đó, chính phủ cũng cần có những động thái cụ thể hơn để đảm bảo người tiêu dùng nhận thức được các thiệt hại môi trường do nhựa gây ra.
Còn nếu không, việc lạm dụng đồ nhựa sẽ vẫn tiếp diễn và khiến vấn đề biến đổi khí hậu thêm trầm trọng. Điều này sẽ gây ra mối nguy đáng kể tới mọi khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội.
Minh Châu (T/h)